Nhân khẩu Uzbekistan

Bài chi tiết: Nhân khẩu Uzbekistan

Uzbekistan là nước đông dân nhất vùng Trung Á. Dân số nước này ước tính đạt 27,7 triệu người[2], tập trung tại phía nam và phía đông đất nước, chiếm tới gần một nửa dân số trong vùng. Uzbekistan từng là một trong những nước cộng hòa nghèo nhất thuộc Liên bang Xô viết[cần dẫn nguồn]; đa số dân cư nước này tham gia vào ngành nông nghiệp bông tại các hợp tác xã nhỏ (kolkhozy). Trong những năm gần đây, số lượng dân nông thôn tiếp tục gia tăng  hiện ở mức 63.5%. Dân số Uzbekistan rất trẻ: 34.1% dân dưới 14 tuổi.

Người Uzbek chiếm đa số dân (80%). Các nhóm sắc tộc khác gồm người Nga 5.5%, Tajik 5%, Kazakh 3%, Karakalpak 2.5%, và Tatar 1.5%[5]. Cũng có một nhóm sắc tộc người Triều Tiên đã bị buộc phải di dời tới Uzbekistan theo lệnh của Stalin trong thập niên 1930. 88% dân số là tín đồ Hồi giáo (chủ yếu thuộc dòng Sunni, với nhóm thiểu số 5% Shi'a), 9% Nhà thờ chính thống Phương đông và 3% theo những đức tin khác. Theo Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2004 của Bộ ngoại giao Mỹ 0.2% dân số theo Đạo Phật (những người này thuộc cộng đồng Triều Tiên). Tương tự, ước tính 93.000 người Do thái từng sống tại Uzbekistan đầu thập niên 1990 (nguồn Thư viện Quốc hội Nghiên cứu Quốc gia).

Uzbek là ngôn ngữ chính thức duy nhất của quốc gia. Tuy nhiên, tiếng Nga trên thực tế là ngôn ngữ giao tiếp giữa các cộng đồng sắc tộc, gồm cả được sử dụng đa số trong kỹ thuật, khoa học, văn bản chính phủ và công việc kinh doanh hàng ngày. Theo dân tộc học, 49% dân số Uzbekistan nói tiếng Nga.

Tiếng Tajik được sử dụng rộng rãi tại thành phố Samarkand và Bukhara. Có một số tranh cãi liên quan tới số phần trăm dân số Tajik. Trong khi các con số chính thức của Uzbekistan cho rằng số lượng là 5%, một số học giả phương Tây tin rằng con số này cao hơn, lên tới 40%[6].

Theo những con số của chính phủ khoảng 817.000 người tàn tật được đăng ký tại Uzbekistan năm 2003.[cần dẫn nguồn] Tổ chức Y tế Thế giới ước tính khoảng 10% số dân mỗi nước là người tàn tật.[cần dẫn nguồn]

Cái tên "Uzbek", vừa để chỉ dân tộc vừa để chỉ quốc gia, được cho là có liên quan tới gia đoạn chạm trán đầu tiên với người Nga, câu ozum bek, hay "Tôi là chúa tể (người cai trị)".[cần dẫn nguồn]

Uzbekistan có tỷ lệ biết chữ 99.3% (trong số người lớn hơn 15 tuổi), một phần nhờ hệ thống giáo dục miễn phí và phổ thông thời Liên bang Xô viết.